- 5 Tháng Mười Một, 2021
- Posted by: vneco10
- Category: Tin tức ngành Điện
Cách đây khoảng 50 năm, Tập đoàn PS Nhật Bản đã phát minh ra loại ”cọc ván bê tông cốt thép (BTCT) dự ứng lực” với kiểu dáng hình học tiết diện dạng sóng đã được xây dựng thử nghiệm rất có hiệu quả ở Nhật trong nhiều năm qua.
Khoảng hơn mười năm trước đây, ở nước ta, các chuyên gia Nhật Bản đã ứng dụng công nghệ này làm kênh dẫn nước vào Nhà máy điện Phú Mỹ với chiều dài trên 1.000m, chiều rộng 45m, chiều sâu 8,7m. Hiện nay kênh này vẫn bền vững và Nhật bản đã chuyển giao công nghệ này cho ta.
Khảo sát nhu cầu sử dụng cọc ván hiện nay
– Hầu hết các thành phố lớn, nhỏ ở nước ta đều có sông rạch, ao, hồ… cần định kỳ nạo vét và phải xây bờ kè thì mới chống được sạt lở, tạo mỹ quan cho thành phố .
– Rất nhiều con sông vừa và nhỏ, do nhiều nguyên nhân thường hay sạt lở, luôn có nhu cầu chỉnh trang, chống sạt lở, nhất là những vùng có đông dân cư
– Nhiều tỉnh, thành phố có bờ biển bồi có nhu cầu lấn biển ồ ạt, tạo thêm đất xây dựng bằng cách làm bờ kè rồi bơm cát, hoặc đổ đất đến cao trình cần thiết, sẽ trở thành đất xây dựng (như thị xã Rạch Giá, Hà Tiên)
– Những tỉnh, thành gần biển có nhu cầu giữ lại nước ngọt, ngăn mặn xâm nhập, ngăn triều cường làm ngập các khu dân cư… cần phải xây dựng hệ thống đê và đập với các cửa cống hai chiều để đóng- mở khi cần thiết, kết hợp với một số trạm bơm dự phòng để bơm nước ra vào những lúc mưa to và triều cường dâng cao
– Đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, thường xuyên có lũ lụt từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm…cần gia cố, xây mới bờ kè ven sông chống sạt lở bảo vệ tài sản và tính mạng người dân.
Với công nghệ truyền thống, khi xây dựng các công trình bến cảng, đê đập, bờ kè… các đơn vị thi công thường dùng nhiều loại kết cấu khác nhau như: tường cừ gỗ, tường cừ thép, tường cừ bê tông cốt thép, tường cừ hỗn hợp, bờ kè bằng đá hộc… tất cả đều có hiệu quả, song tuổi thọ và giá thành có khác nhau. Gỗ thì chịu lực kém và dễ bị mục, thép và bê tông cốt thép thì dễ bị nước mặn, nước phèn ăn mòn làm bê tông bị nứt vỡ , kè đá hộc thì trọng lượng nặng, nên khá tốn kém cho việc làm móng lại dễ sụt, xuống cấp…
Cọc ván BTCT dự ứng lực có những tính năng vượt trội như sau
– Cường độ chịu lực cao: tiết diện dạng sóng và đặc tính dự ứng lực làm tăng độ cứng và khả năng chịu lực của ván
– Chất lượng cao: do được sản xuất bởi quy trình công nghệ theo tiêu chuẩn JISA 5354 của Nhật , được quản lý chất lượng chặt chẽ trong quá trình sản xuất. Thép được chống rỉ, chống ăn mòn, không bị ô xy hoá trong môi trường nứơc mặn cùng như nước phèn, chống được thẩm thấu nhờ sử dụng jont bằng vật liệu Vinyl cloride khá bền vững.
– Giá thành dễ chấp nhận so với ứng dụng công nghệ truyền thống, bởi cọc ván BTCT dự ứng lực được sản xuất từ những vật liệu có cường độ cao, khả năng chịu lực tốt nên giảm được rất nhiều trọng lượng vật tư cho công trình (so với công nghệ truyền thống)
– Được sản xuất tại công xưởng nên dễ hiện đại hoá, dễ kiểm tra chất lượng, năng suất cao, sản xuất nhiều giá thành sẽ hạ, có thể sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm có quy cách khác nhau, đáp ứng theo nhiều dạng địa hình và địa chất khác nhau.
– Thi công dễ dàng và chính xác, không cần mặt bằng rộng, bởi giải toả mặt bằng rất tốn kém, chỉ cần xà lan và cẩu vừa chuyên chở cấu kiện vừa ép cọc là thi công được.
– Tuổi thọ công trình cao, dễ thay thế cọc mới khi những cọc cũ gặp sự cố.
– Trong xây dựng nhà cao tầng ở thành phố dùng móng cọc ép, có thể dùng cọc ván BTCT dự ứng lực ép làm tường chắn chung quanh móng, để khi ép cọc, đất không bị dồn về những phía có thể gây hư hại những công trình cận kề (như làm nứt tường, sập đổ…)
Một số hình ảnh ứng dụng thi công cọc ván BTCT
Nguồn Tổng hợp