Đánh thức “năng lượng sinh khối”

Với tiềm năng sản xuất năng lượng sinh khối đa dạng, theo các chuyên gia, Việt Nam cần đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa nguồn năng lượng sạch này trong tương lai. Theo Viện Năng lượng, cần tăng cường hơn nữa các cơ chế, chính sách để nhà đầu tư quan tâm hơn tới phát triển điện sinh khối, điện rác để vừa thân thiện môi trường, đảm bảo cung cấp điện

Năng lượng sinh khối là năng lượng được chuyển hóa từ các vật liệu và phế phẩm sinh học để sử dụng như là một dạng năng lượng để tạo ra nhiệt, tạo ra năng lượng và vận chuyển. Những hợp chất các bon từ các vật liệu, chất liệu sẽ mất một khoảng thời gian dài để tạo thành nhiên liệu hóa thạch đây không được gọi là sinh khối.

Tuy nhiên bản chất của nó thì vẫn được coi là sinh khối. Đó là bởi vì sự chia cắt các bon trong chu trình các bon.

Năng lượng sinh khối được sử dụng từ thời kì cổ đại từ khi mà con người biết đốt cháy gỗ và than để tạo ra nhiệt. Gỗ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu để tạo ra năng lượng sinh khối. Bên cạnh gỗ còn có các sản phẩm khác cũng được sử dụng để tạo ra năng lượng sinh khối là thực vật, mùa màng, rác thải, phế phẩm công nghiệp, cây cối và rác thải nông nghiệp.

Năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng thay thế vì chúng không thải ra khí nhà kính trong cả quá trình đốt cháy và làm giảm lượng rác thải một cách đáng kể.

Nguồn gốc của năng lượng sinh khối?

Sinh khối là những vật chất tái tạo bao gồm: chất xơ gỗ, chất thải gia súc, chất thải nông nghiệp, cây cối, và thành phần giấy của các chất thải rắn đô thị.

  • Chất bã của sinh khối đã qua xử lý: quá trình xử lý sinh khối sẽ sinh ra các sản phẩm phụ và chất bã. Những chất bã có năng lượng thế năng nhất định có thể được sử dụng để sản xuất điện năng.
  • Bột giấy, các chất bã khi sản xuất giấy: trong quá trình sản xuất giấy, việc xử lý gỗ sẽ thải ra mùn cưa, vỏ, nhánh, lá cây và bột giấy. Những chất thải này được dùng để tạo ra điện để vận hành nhà máy.
  • Bã nông nghiệp: những bã nông nghiệp thường thấy là thân, lá, bắp, rơm, vỏ trấu… ở những vùng nông nghiệp ở nước ta và các vùng khô: bã nông nghiệp thường được giữ lại để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên việc này chưa tận dụng được hết những lợi ích mà bã nông nghiệp mang lại.
  • Chất thải từ gia súc: phân trâu, bò, heo, gà là những chất thải được sử dụng để chuyển thành gas hoặc được đốt trực tiếp tạo ra nhiệt và sản xuất năng lượng.
  • Các loại chất bã khác: củi gỗ đô thị, chất thải từ trường học, cơ quan, nhà ở… là những chất thải mang đến những nguồn sinh khối không nhỏ.

Theo tính toán của Viện Năng lượng Việt Nam, nguồn năng lượng sinh khối của nước ta dồi dào với tổng nguồn sinh khối vào khoảng 118 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, hiện nay, việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sinh khối rất thấp, chỉ chiếm 0,14% lượng điện thương phẩm và 0,94% công suất lắp đặt trên toàn quốc (522,27MW).

Ông Nguyễn Anh Tuấn – đại diện Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) – cho biết, Việt Nam đã ban hành rất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện sinh khối; trong đó, cơ chế hỗ trợ giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ) cũng đã được Chính phủ nghiên cứu và đề xuất giá mua điện cao hơn so với trước đây. Mặc dù vậy, điện sinh khối vẫn còn “khiêm tốn”. Hiện, Việt Nam mới có khoảng 10 dự án nhà máy điện sinh khối và chỉ có 3 dự án được ghi nhận công suất trên Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, bao gồm: Nhà máy KCP – Phú Yên, nhà máy điện sinh khối An Khê (Gia Lai) và nhà máy điện sinh khối Bourbon (Tây Ninh). Công suất điện sinh khối chiếm tỷ lệ dưới 1% tổng công suất lắp đặt của cả nước, tuy nhiên điện thương phẩm được đưa lên lưới tiêu thụ thậm chí chỉ có hơn 0,1%.

Lý giải về những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của nguồn năng lượng này, theo ông Tuấn, đó là giá nhiên liệu thay đổi theo mùa vụ, khả năng cung cấp nhiên liệu thiếu ổn định và bền vững; vốn đầu tư ban đầu khá lớn; cơ chế giá khuyến khích mua điện chưa hấp dẫn các nhà đầu tư; thiếu kinh nghiệm phát triển, kỹ sư và nhân công lành nghề các dự án nhiên liệu sinh học…

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển nguồn năng lượng sinh khối tại một số quốc gia trên thế giới, ông Mathias Eichelbronner – chuyên gia quốc tế về năng lượng sinh khối (GIZ) – cho hay: Hiện nay, nhiều nước trong khu vực đã có mức giá ưu đãi FIT (một giá) với điện sinh khối rất tốt như Thái Lan, Malaysia… Việt Nam cũng đã có cơ chế giá FIT, tuy nhiên, chưa đủ để khuyến khích loại hình năng lượng này phát triển. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ người dân vùng nguyên liệu, cơ giới hóa, hướng tới mục tiêu phát triển nền năng lượng carbon thấp…



Trả lời