- 12 Tháng Mười Một, 2021
- Posted by: vneco10
- Categories:
Hiện nay miền Trung đang bước vào mùa mưa bão, việc ảnh hưởng của mưa bão lên các cột bê tông dự ứng lực gây gãy, đổ là không thể tránh khỏi. Vậy cột điện dự ứng lực có những ưu điểm và nhược điểm gì, hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Ưu điểm của cột điện bê tông ly tâm dự ứng lực
Một số lợi ích có thể kể đến đầu tiên của cột điện dự ứng lực chính là không bị biến dạng trong quá trình vận chuyển, lắp dựng, sử dụng. So với cột điện thông thường, thép sử dụng theo công nghệ mới có hàm lượng cacbon cao, sẵn sàng chịu được lực, cường độ với giới hạn chảy, bền cũng gấp 3 lần bình thường. Về mặt trọng lượng, sản phẩm cũng nhẹ hơn tạo thuận lợi trong vận chuyển, di dời. Với chất lượng tốt, giá thành rẻ so với thông thường nên việc được sản xuất ngày càng phổ biến là điều không quá khó hiểu.
Ngoài ra, theo các chuyên gia bên trong bê tông, cốt thép ở cường độ cao được kéo căng ra tới một giá trị ứng suất nhất định. Vì có lực căng cốt thép này nên kết cấu bê tông và biến dạng do tải trọng gây ra sẽ đối nghịch với nhau. Chính vì vậy nên loại bê tông dự ứng lực có thể chịu được tải trọng lớn.
Nhược điểm của cột điện bê tông ly tâm dự ứng lực
Bên cạnh ưu điểm thì loại cột điện công nghệ mới này vẫn còn xuất hiện nhiều nhược điểm. Khi loại cốt thép trong cột điện gặp tải trọng vượt quá khối lượng thiết kế và đạt giới hạn đàn hồi thì nó sẽ rất dễ gãy ngang.
Vào cuối năm 2017 cũng đã từng xuất hiện sự tranh cãi về loại cột điện công nghệ mới này. Khi đó, trao đổi với báo Tuổi Trẻ về hạn chế của loại cột dự ứng lực, lãnh đạo của điện lực Phú Yên cho biết: “Lực uốn kém nên khi bị gió bão thổi ngang thì trụ gãy ngang, rồi dễ kéo theo những trụ liền kề gãy đổ. Do đó, trụ bê tông ly tâm dự ứng lực không được sử dụng cho những vị trí xung yếu như góc, néo…”.
Thông qua ưu – nhược điểm của cột điện dự ứng lực do các chuyên gia chia sẻ, mọi người đã phần nào có cái nhìn khác để từ đó đánh giá sự việc cột điện gãy, đổ một cách khách quan hơn.