- 16 Tháng Mười Một, 2021
- Posted by: vneco10
- Categories: Tin tức Công Ty, Tin tức ngành Điện
Nếu thi công công trình không đảm bảo an toàn, tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là các công trình thi công gần đường dây điện. Sau đây là các lưu ý cần nhớ khi thi công công trình gần đường dây điện sao cho an toàn.
Khoảng cách an toàn khi thi công, xây dựng công trình gần đường dây điện
Trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này.
– Khoảng cách an toàn phóng điện theo quy định của pháp luật đối với mức điện áp từ 0 đến 22 kV đối với dây bọc là 1 mét . Còn khoảng cách an toàn phóng điện đối với dây trần là 2 mét.
– Đối với mức điện áp 35 KV thì pháp luật quy định khoảng cách an toàn phóng điện đối với các dây bọc là 1,5 mét. còn đối với dây trần là 3 mét.
– Còn đối với điện áp 110KV phải đáp ứng đáp ứng khoảng cách an toàn phóng điện đối với dây trần là 4 mét.
– Khoảng cách an toàn phóng điện theo quy định của pháp luật đối với điện áp 220 KV với dây trần là 6 mét.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính phủ đã thiết lập hành lang an toàn dưới điện, nếu tuân thủ theo khoảng cách an toàn của hành lang này thì việc thi công, xây dựng công trình gần đường dây điện sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn. Hành lang an toàn lưới điện trên không là khoảng không gian dọc theo đường dây, được thể hiện chi tiết qua hình ảnh dưới đây:
Quy định thi công, xây dựng công trình gần đường dây điện
1. Các hành vi nghiêm cấm
Tại Điều 4 của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành luật Điện lực về An toàn điện cũng nêu rõ: Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ; sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
2. Cấp phép thi công
Tại Điều 34 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng cũng nêu: Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
3. Yêu cầu khi xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không
Điều kiện để nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đến 220 kV:
a. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy;
b. Mái lợp, khung nhà và tường bao bằng kim loại phải nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất;
c. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp;
d. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn gần nhất khi dây ở trạng thái tĩnh không được nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 kV | 66-110 kV | 220 kV |
Khoảng cách | 3,0 m | 4,0 m | 6,0 m |
Tất cả những quy định, lưu ý về thi công, xây dựng công trình gần đường dây, đều nhằm mục đích đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho tất cả chúng ta, vì vậy việc chấp hành nghiêm chỉnh là điều vô cùng cần thiết.
Tham khảo thêm những biển báo về an toàn điện: